Vì sao có 1 nghìn bức chân dung, nhưng chỉ có Em Thúy của họa sĩ Trần Văn Cẩn là bảo vật quốc gia?
(Em Thúy – Tranh sơn dầu họa sỹ Trần Văn Cẩn tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam)
Đầu tiên cần phân biệt tranh “truyền thần” trên phố cổ và tranh truyền thần thực sự.
Để dễ hiểu, ta sẽ tạm phân các cấp độ của chân dung như sau:
Cấp độ 1: vẽ giống người.
Cấp độ 2: vẽ giống một người cụ thể mà ta có thể “nhận ra” được đó là ai.
Cấp độ 3: vẽ ra được thời kỳ, địa vị xã hội, giai cấp, công việc của nhân vật đó.
Cấp độ 4: vẽ ra được tính cách (hiền-dữ-ngây thơ, cam chịu…), phong thái (chín chắn, mơ mộng, nghiêm khắc, uyên bác…), trạng thái nhất thời (buồn, giận, ngạc nhiên, vui vẻ…). Đây là cấp độ cao nhất của tranh chân dung, rất hiếm người đạt tới trình độ này.
Cấp độ cao nhất mà những người thợ vẽ tranh “truyền thần” trên phố cổ Hà Nội có lẽ chỉ là cấp độ 3. Đây thực chất gọi là “tranh truyền hình” thì đúng hơn.
(Họa sỹ Đinh Ngọc Sơn – GV 1618 Art Hub đang thuyết trình về bức tranh trong chuyến ngoại khóa tham quan bảo tàng của trung tâm)
Người đạt đến cấp độ 4 gọi là “truyền thần”, tức truyền tải được thần thái của nhân vật cùng một chút quan niệm của họa sỹ về nhân vật đó.
Sở dĩ bức chân dung Em Thúy, được đánh giá cao và coi là bảo vật trưng bày trang trọng nhất chính vì nó đã đạt đến cấp độ truyền thần như vậy.
Khi xem kỹ bức tranh, ta có thể đánh giá được cô bé thuộc tầng lớp trung lưu tri thức của Hà Nội trong thập niên 30, tính cách có phần ngây thơ, pha chút nhẹ nhàng của một cô bé thiếu nhi, đang ngồi trong một không gian đậm chất phương Đông.
Hy vọng sau bài viết này, chúng ta sẽ có thể tự rút ra được cho mình đánh giá rõ nét hơn về những bức vẽ “truyền thần” chúng ta hay thấy trên phố cổ, bờ hồ,…